Ăn chay thực dưỡng và những điều cần biết
Hotline 085 353 5656
Tin tổng hợp

Ăn chay thực dưỡng và những điều cần biết

Ăn chay lấy nền tảng kiêng thịt, nhưng từ đó cũng có nhiều trường phái, phương pháo ăn chay khác nhau phù hợp với mục đích, nhu cầu và điều kiện của mỗi người. Trong bài viết này, Vị Lai sẽ chia sẻ cùng bạn đọc phương pháp ăn chay khá mới mẻ hiện nay chính là ăn chay thực dưỡng.

Ăn chay thực dưỡng và những điều cần biết

Khái niệm ăn chay thực dưỡng

Ăn chay đã có từ rất lâu đời, và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nền tảng của ăn chay sẽ không sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc động vật mà chỉ sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau, củ quả… Ngay cả những gia vị để nêm nếm vào các món ăn chay cũng phải có nguồn gốc thực vật.

Ăn chay thực dưỡng cũng xuất phát từ nguyên tắc chủ đạo đó nhưng cũng có những nét khác biệt tạo nên sự độc đáo. Đầu tiên cần hiểu thực dưỡng là gì? Thực dưỡng là phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống do một triết gia người Nhật Bản tên Georges Ohsawa khám phá ra từ năm 1893, sau đó phương pháp ăn uống này đã được tuyên truyền rộng rãi trên thế giới.

Phải đến năm 1982, trước những thành quả của triết gia người Nhật để lại, vác sĩ Thony Sattilaro, giám đốc Bệnh viện Methodist, bang Philadelphia (Mỹ) mới chính thức lập nên chế độ ăn chay thực dưỡng sau khi ông chữa khỏi bệnh ung thư xương chỉ bằng cách ăn gạo lứt và muối vừng mỗi ngày.

Ăn chay thực dưỡng đã được chính tổ chứ y tế thế giới công nhận và khuyến cáo các bệnh nhân ung thư nên sử dụng, không chỉ phòng tránh, chữa khỏi bệnh ung thư, phương pháp ăn thực dưỡng còn phòng chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Để tưởng nhớ công lao của cha đẻ ra phương pháp ăn thực dưỡng, nó đã được đặt tên Georges Ohsawa.

Nhiều người nghĩ rằng chế độ ăn thực dưỡng cao xa và chưa từng có ở Việt Nam, nhưng thực tế nó đã tồn tại trong cuộc sống người Việt từ nhiều năm nay. Rất nhiều gia đình vẫn duy trì ăn cơm cùng với muối cùng – đây chẳng phải cũng là cách ăn thực dưỡng hay sao?

Phương pháp ăn chay thực dưỡng dựa trên ăn thực dưỡng nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho người ăn chay, đồng thời giúp người ăn chay có được cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh nhiều loại bệnh tật khác nhau. Hiện nay, để phù hợp với cuộc sống hiện đại, ăn chay dưỡng sinh không chỉ gói gọn trong các thực phẩm về ngũ cốc mà đã mở rộng hơn nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Ăn chay thực dưỡng như thế nào?

Nhà tiết gia người Nhật Geogres Ohsawa cho rằng phương pháp thực dưỡng xuất phát từ quy luật âm dương, lấy quy luật này làm nguyên tắc cơ bản. Theo đó, để thực hiện chế độ ăn thực dưỡng bạn sẽ áp dụng tổng cộng 7 cách thức ăn cùng lối sống vui tự nhiên. Đặc biệt, nó sẽ rất phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh nan y, ung thư, tiểu đường. Trong 7 cách đó, có lẽ cách thức số 7 cuối cùng là gian khổ, đòi hỏi sự quyết tâm của người ăn nhất khi chỉ được dùng gạp lứt cùng với muối mè.

Một số lưu ý khi ăn thực dưỡng như:

+ Dựa vào thời tiết để chọn thực phẩm phù hợp (không ăn những thực phẩm có tính nhiệt khi thời tiết nóng, không ăn những thực phẩm có tính hàn khi thời tiết lạnh)

+ Nên sử dụng những thực phẩm đúng mùa, có sẵn tại địa phương

+ Không dùng các thực phẩm chế biến sẵn vì có chất bảo quản

+ Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm

+ Chỉ uống nước khi thấy khát

+ Không ăn quá no, chỉ ăn vừa đủ

+ Không sử dụng những dụng cụ có chứa sóng điện từ như lò vi sóng để chế biến thức ăn

+ Thường xuyên tập thể dục và tắm nắng mỗi ngày.

ăn chay giảm cân

Gợi ý chế độ ăn chay thực dưỡng lành mạnh cho bạn

Một số món ăn đơn giản, bổ dưỡng bạn có thể chế biến tại nhà khi ăn thực dưỡng như:

  • Cơm gạo lứt cuộn rong biển
  • Cháo gạo lứt
  • Cơm lứt hạt kê
  • Bánh đa kê truyền thống

Cho dù bạn sử dụng thực phẩm chay thực dưỡng nào cũng đừng quên rằng phương pháp Ohsawa có những nguyên tắc về tỉ lệ thức ăn, dưỡng chất như:

+ Ngũ cốc: chiếm 50-60% bao gồm gạo lứt, yến mạch, lúa mỳ. Những loại này có thể nấu chung hoặc riêng với nhau đều được cả

+ Rau củ, quả: chiếm 20-25%

+ Các loại đậu đỗ và rong biển: 5-10% bao gồm đậu đỏ, đậu tương,… Bạn nên tìm chọn các loại rong biển dùng để nấu lấy nước hoặc nấu cơm gạo lứt.

+ Hoa quả và thức ăn có nguồn gốc động vật: 5%

+ Thức ăn và gia vị khác: tương miso, muối hầm, mơ muối

Ăn chay nói chung và ăn chay thực dưỡng nói riêng đều cần sự hiểu biết để áp dụng đúng và khoa học, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: HẠT DINH DƯỠNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI ĂN CHAY

Ngày đăng: 17/06/2019 | Người đăng:

8th
June

Ăn chay có được uống sữa không?

“Ăn chay có được uống sữa không?” là thắc mắc của những người mới bắt đầu theo phong cách ăn chay. ...

8th
June

Ăn chay khi đi du lịch và những kinh nghiệm bỏ túi

Với những nười ăn chay, mỗi dịp đi chơi xa thật sự khá bất tiện và khó khăn bởi không dễ dàng đảm ...

8th
June

Hạt dinh dưỡng và những lợi ích cho sức khỏe của người ăn chay

Nhiều người vẫn nghĩ thế giới của những thực phẩm chay nghèo nàn và ít dinh dưỡng, nhưng sự thật ...

8th
June

Những tip giữ được tối đa lượng vitamin trong thực phẩm chay

Đối với người ăn chay, việc đảm bảo đủ dưỡng chất vô cùng quan trọng. Một trong những nguồn dinh ...

8th
June

Ăn chay giảm cân và những sai lầm cần tránh

Ăn chay giảm cân đã không còn quá xa lạ và được nhiều người lựa chọn, áp dụng để sở hữu một vóc ...

Thong ke
phone